in

TV Networks và Anime có quan hệ gì với nhau??!

Kevin hỏi:

Mỗi một lần nhìn thấy anime có gắn logo đài truyền hình là mỗi một lần khiến tôi thắc mắc. Tại sao một số show anime chỉ phát ở một single network (mạng lưới đơn lẻ)? Như hầu hết Toei show chỉ chiếu trên Fuji TV và Naruto chỉ có thể xem trên TV Tokyo. Tại sao những studio này chỉ cho những anime này chiếu trên một single network như vậy mà không phải multiple network (mạng lưới đa kênh)? Một số show có thể chiếu trên 2-3 network nhưng có những show lại không thể? Có vẻ như lý do là do họ sở hữu show truyền hình đó cũng như studio. Liệu có mối liên kết nào hay họ không muốn những show này bị phát lung tung?

Theo thường lệ, TV networks phải trả tiền để mua quyền phát sóng một show riêng biệt. Như một phần trong thỏa thuận, họ được giữ độc quyền phát sóng show trong một khoảng thời gian dài- thường là 1-2 năm.Đó là bởi vì, để show có thể tạo được doanh thu, họ phải bán quảng cáo để lấp vào những khúc ngắt thương mại. Nếu show được phát ở một network khác, người xem sẽ bị phân tách ra nhiều nơi, và quảng cáo sẽ mất giá trị của nó. Nếu TV networks (hay dịch vụ trực tuyến) là một dịch vụ đăng ký advertising-free (không quảng cáo), họ THẬT SỰ sẽ không muốn người xem có thể xem show ở một nơi khác ư, thế thì tại sao họ lại đăng ký quảng cáo?

Đây là cách mà lĩnh vực kinh doanh truyền hình hoạt động ngay từ lúc bắt đầu, ở mỗi quốc gia. Cũng cùng lý do cho việc không thể tìm thấy Westworld trên ABC, hay Better Call Saul trên FX. Đây là một phần cơ bản của lĩnh vực kinh doanh truyền hình mà network phát sóng show sẽ nắm giữ quyền sở hữu nhất định đối với show đó: họ tốn cả tấn tiền để PR cho show, phải liên tục nâng cấp, cải thiện nội dung show tránh gây nhàm chán, và họ chính là người quyết định show sẽ được phát sóng hay bị hoãn. Sau tất cả, khả năng thu hút người xem cũng như bán ads dựa trên lượt xem chính là cách thức show thu lợi nhuận mà họ đã vạch ra ngay từ đầu.

Với anime “Mainstream” (Truyền thông chính thống) được phát sóng trong những khung giờ bình thường thì vẫn phụ thuộc vào model ví dụ như One PieceBoruto – những anime mà model kinh doanh được chuyển đổi không đáng kể. Phụ thuộc vào việc bán ads cho các công ty khác nhau chỉ chiếm một phần, sẽ có một nhà tài trợ đơn lập cho cả 1 series. Network (và toàn bộ nhà sản xuất) phụ thuộc hoàn toàn vào nhà tài trợ chính đó để có thể giữ cho việc hoạt động không bị ngưng trệ, và sự hậu thuẫn của họ là nhân tố quyết định sự sống còn của show. Nhưng dù thế nào Network vẫn đóng vai trò cốt yếu.

Tuy nhiên, dạo gần đây, phần lớn anime được phát sóng theo kiểu chương trình truyền hình đêm muộn. Chúng được phát sóng như những chương trình giàu thông tin thông thường: lý do đơn giản là Network bán các khung giờ phát sóng đêm muộn cho nhà sản xuất show. Các anime này thường chỉ phát sóng duy nhất trên một kênh, một lần mỗi tuần, đơn giản không cần mua thêm giờ phát sóng cho cùng một show. Fan nếu muốn có thể tìm xem hoặc đặt chế độ thu lại ở DVRs. Nhiều giờ quảng cáo hơn sẽ gấp đôi giá thành, và phân tách người xem, rating sẽ không còn như mong đợi khi nửa xem bên này, nửa xem phía khác được. Trong một vài trường hợp, mạng lưới vệ tinh quốc gia cũng sẽ phát show, nhưng hầu hết mọi người không đăng ký dịch vụ truyền hình vệ tinh.

Anime DOES phát sóng trên các kênh truyền hình khác nhau ở nhiều thành phố khác nhau. Ví dụ, Attack on Titan Season 2 phát sóng trên Tokyo MX ở Tokyo, MBS ở Osaka; Television Saitama, Chiba TV, Gunma TV, Tochigi TV, TV Aichi, và cả tá những kênh truyền hình địa phương, ở những khung giờ khác nhau, các đêm khác nhau trong tuần. Đó là bởi vì những kênh này bán các slot giờ đêm muộn tách biệt.

Có những show mà TV network là một phần của hội đồng sản xuất, trong một số trường hợp, thậm chí có thể là nhà sản xuất, là nhà mua bản quyền cho giao dịch hải ngoại. NHK, chính phủ sở hữu mạng lưới truyền hình quốc gia, sở hữu hầu như tất cả những anime họ từng phát sóng. TV Tokyo là một trong những hội đồng sản xuất. Công ty thân sinh của Fuji TVFujisankei Communications Group sản xuất các show ở các khung thời gian Noitamina, và công ty chị là Pony Canyon cũng trong hội đồng sản xuất cho nhiều show.

Vì vậy, có thể thấy rằng, mối quan hệ giữa TV networksAnime không hề rõ ràng như “liên kết” với một Studio anime cụ thể (những người không thường kiểm soát show quá nhiều). Thực tế phức tạp hơn rất nhiều.

What do you think?

[ Đề cử ] Top 6 anime mùa xuân 2017 không nên bỏ lỡ

Anime Movie Bungo Stray Dogs: Dead Apple tung trailer đầu tiên, dự kiến ra rạp vào đầu mùa xuân 2018