Dọc theo khu điện tử xèng (Metro Playland Zoo) ở một trung tâm mua sắm ở Kobe, Nhật Bản, người ta bắt gặp hàng loạt các poster phong cách anime với nhiều ý nghĩa khiêu khích, chế nhạo “một bộ phận người trong xã hội”, mà cụ thể ở đây là những người không có công ăn việc làm tử tế.
Thông qua những tấm poster này, chúng ta phần nào thấy được văn hóa lao động của Nhật Bản, những quan niệm của người Nhật về công việc, lao động và cách mà họ “khuyến khích” những thành phần như NEET, Fleeter nhanh chóng đi tìm việc.
Những tấm hình này thoạt nhìn có vẻ “kawaii”, có vẻ “dễ thương” nhưng sau khi biết được ý nghĩa của chúng, có lẽ nhiều người sẽ phải bật khóc vì nhục nhã và xấu hổ.
Nhà báo Tomoki Yoshimura đã chụp lại những tấm poster này và đăng chúng nên tài khoản Twitter của mình. Sau đây là một số ví dụ về các poster đó :
フリーター Furītā (Freeter, được ghép từ Free/Freelance (tự do) trong tiếng Anh và từ Arbeiter (lao động) trong tiếng Đức) và là một từ người Nhật sử dụng để chỉ những người không có công việc full-time, phải đi làm part-time để kiếm sống, hoặc những người thất nghiệp (trừ những phụ nữ làm nội trợ và học sinh sinh viên). Hiện nay từ này được dùng nhiều để chỉ những người trẻ tuổi, không thể hoặc không muốn trở thành các salary-man, mặc dù có trình độ Đại học hoặc trung cấp. Họ hành nghề tự do, làm các công việc bán thời gian có trình độ thấp như nhân viên bán hàng trong các kombini hoặc chuyên chở đồ, với mức lương và phúc lợi xã hội thấp hơn nhiều. Có không ít người Nhật bảo thủ cho rằng làm Fleert thì coi như không có tương lai, và có những đối xử bất công với họ.
Ý nói rằng nhân viên phải tiếp tục cố gắng làm nhiều hơn.
リストラ (risutora), bắt nguồn từ Restructuring, có nghĩa là cải tổ, tái cấu trúc. Từ này bắt nguồn từ việc nền kinh tế lâm vào khủng hoảng, các công ty làm ăn bết bát và phải sa thải bớt nhân viên, việc sa thải đó gọi là tái cấu trúc, hay là risutora.
Thông điệp của poster cũng nhằm “khích lệ” tinh thần các nhân viên, nếu như không muốn bị risutora thì lo mà chăm chỉ làm việc, chớ dèm pha về công ty.
(bên lề: Năm 1999, Masaharu Nonaka, Một công nhân 58 tuổi của công ty Bridgestone Japan, đã cắt ngang bụng ông bằng con dao sashimi (dao làm bếp) để phản đối quyết định buộc ông phải nghỉ việc của ban lãnh đạo. Ông đã chết sau đó tại bệnh viện. Vụ tự tử này, đã trở nên nổi tiếng và được biết đến dưới cái tên ‘risutora seppuku’, là hậu quả của thời kì khó khăn theo sau sự sụp đổ của một nền kinh tế bong bóng ở Nhật Bản. )
ハローワーク chính là Hello Work. Đây không chỉ là biểu ngữ nhằm thôi thúc những người thất nghiệp “Hãy đi tìm việc !” mà nó đúng là câu thần chú, vì Hellowork là một cổng thông tin việc làm trên internet của chính phủ Nhật.
Thay vì chạy theo thế giới ảo, hãy tìm việc và đi làm đi thì hơn.
Nếu để ý kĩ, các bạn có thể thấy trong ảnh, đằng sau các tấm poster có những thùng máy game điện tử, với ánh sáng bắt mắt, đó là Game Center (hay còn gọi là Arcade), nơi gọi là thiên đường điện tử xèng của Nhật Bản. Việc các poster như trên được treo ở xung quanh những nơi như vậy, chắc không phải là ngẫu nhiên.
Kết
” Bước ra khỏi Game Center, trong lòng khoan khoái, xèng rủng rỉnh trong túi thì bất chợt đập vào mắt tôi là tấm poster đó. Tôi có thể cảm thấy những ánh mắt nhìn miệt thị của các cô gái moe trong tấm poster nhìn vào mình, những câu từ của chúng còn ám ảnh mãi trong tâm trí tôi. Có lẽ tôi sẽ phải bớt ăn tiêu hoang phí đi, bớt lướt 2ch và vào game center đi và tôi phải cố gắng dành nhiều thời gian hơn để làm việc. Để một ngày kia không bị những ánh mắt đó cười nhạo nữa. “
Theo nipponkiyoshi.com