in

Phỏng vấn: Taichi Ishidate – Đạo diễn gốc animator của Kyoto Animation

 

Tôi rất yêu Kyoto. Không chỉ là một thành phố với những con phố đi bộ như Tokyo hay Osaka, Kyoto còn chứa đựng những con hẻm nhỏ hay những con đường loanh quanh các ngôi đền cổ. Khung cảnh về đêm thật đẹp và nhộn nhịp bên những phố mua bán, Kyoto mang vẻ đẹp cổ điển với nét chạm của phong cách hiện đại. Con đường dọc phố mua sắm uốn lượn theo dòng sông Kamo, nơi đẹp nhất để dạo phố vào lúc hoàng hôn, khi ánh mặt trời chiếu qua những ngọn núi hùng vĩ… Đó là Kyoto, không thể lẫn vào đâu được.

Nhưng lần này, chúng tôi không đến đây để tận hưởng vẻ đẹp đó. Chuyến đi lần này khá là đặc biệt, và tôi rất mong chờ nó – chúng tôi sẽ đến tham quan xưởng làm phim Kyoto, hãng đã làm nên những bộ hit như K-ON! và The Mechancholy of Haruchi Suzumiya. Người chúng tôi sẽ gặp là một editor. Chúng tôi mong sẽ đón được chuyến tàu đến Uji, vùng ngoại ô nơi Kyoto Animation tạo nên những phép màu.

Chúng tôi gặp người dẫn đường – anh Mitsuru Uehira ở ga Kohata rồi sau đó đi bộ đến trụ sở chính của hãng phim. Nó dài khoảng 7 mét, quãng đường khá ngắn, nơi đó nằm bên kia đường trước ga, một con đường khá nhỏ cho một hãng đình đám như Kyoto. Bên ngoài, một chàng trai trẻ cầm máy chụp hình nhìn xung quanh, chụp nững bức ảnh để làm biển quảng cáo mới cho bộ phim Sound! Euphonium. Chúng tôi đang đứng trên thánh địa của những bộ anime tuyệt vời…

Bên trong trụ sở của Kyoto Animation, chúng tôi gặp gỡ ông Katsuhiko Muramoto- người chịu trách nhiệm cho bộ phận ngoại giao, bên cạnh đó là đồng nghiệp của ông, nhân viên marketing – cô Reina Suzuki. Bước đi theo họ, tôi chợt nhận ra mình đang mang một đôi dép với size vừa, trang phục thường ngày- thật sự tôi và sự lịch thiệp nơi này chả ăn nhập gì với nhau. Chúng tôi sẽ gặp những nhà làm phim, những đạo diễn. Một căn phòng tương đối lớn, chúng tôi ngồi đây, nhấp nháp những ngụm trà và trò chuyện với những nhà làm phim về các bộ anime của Kyoto mà chúng tôi yêu thích. Sau một tràng kể của chúng tôi ông Muramoto đã nói rằng ông Hatta, giám đốc của hãng rất muôn gặp chúng tôi nhưng hiện tại ông ấy đang một chuyến công tác. Bất chợt, ông Muramoto bảo đến lúc phải đi. Khoan đã, chúng tôi sẽ đi đâu?

Hãng Kyoto ở Uji là một kiến trúc trải dài với 3 toà nhà . Toà nhà chính của trụ sở là chủ yếu được sử dụng để làm văn phòng. Xưởng phim chỉ cách nơi ấy một trạm xe. Chuyến xe dừng trước chúng tôi, thân xe là những hình vẽ poster tuyệt đẹp của Sound! Euphonium và trên một số xe khác là hình ảnh của những series sắp ra lò. Không những thế, các trạm dừng cũng được trang trí bằng artwork của những bộ nổi tiếng.

Ngay khi vừa đặt chân đến xưởng, tiếng máy chụp của chúng tôi liên tục vang lên, chúng tôi tránh chụp những nơi đang tiến hành làm phim vì sợ sẽ làm phiền các hoạ sĩ. Chúng tôi thật sự rất tò mò họ đang thiết kế gì, cho bộ anime nào nhưng vì công việc họ cần hoàn thành còn quá nhiều, họ chỉ còn một vài tuần đến hạn công bố những hình ảnh của bộ phim mới – Silent voice. Quả thật, họ không đùa chút nào, trong xưởng, nơi nào cũng chất đầy hình của bộ Silent Voice. Nó không chỉ là những tấm tranh, những vật liệu vẽ và còn vô vàn những thứ khác như kịch bản, hình vẽ các nhân vật. Dạo theo con đường vào sâu bên trong , xưởng phim đầy những cảnh khá thân thuộc trong anime như sân trường, ga tàu , những cây cầu và những quảng trường. Tất cả những hình ảnh đó đều phục vụ cho phần ngoại cảnh cho các bộ anime, những hình vẽ mang đậm chất liệu của thực tế. Những sự chuẩn bị đó khiến xưởng phim trông như một nơi vẽ các bộ hoạt hình của Hollywood.

Chúng tôi vừa đi vừa trò chuyện, nhìn các hoạ sĩ vẽ ngoại cảnh , một số người đang vẽ trên những máy tính bảng khổng lồ, một số khác thì bên cạnh những tờ giấy, những lọ màu đầy sặc sỡ. Họ đều mang một phong tác thật độc đáo. Gần đó là những hoạ sĩ CG đang thiết kế chi tiết cho một nhân vật sẽ được xuất hiện trong Sound! Euphonium season 2. Một vài tuần nữa những hình ảnh đó sẽ xuất hiện trên những mặt báo. Công việc tạo nền các hình ảnh anime quả thật thú vị dù nó đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức. Ông Muramoto đã khẳng định rằng xưởng phim Kyoto được trang bị những vật dụng tối tân cùng với những hoạ sĩ đa tài cho nên không có hình ảnh, kĩ xảo nào có thể gây khó khăn cho họ – từ cốt truyện và cách thiết kế cho đến CG, âm nhạc,.. Xưởng có thể thực hiện tất tần tật về anime. Dưới một lịch trình chặt chẽ, những công việc được tiến hành trơn tru, một đống hỗn độn những bản vẽ nháp, những xấp giấy phân công việc, xưởng phim chứa không khí của sự tập trung và đầy nhiệt huyết. Quả là một cảnh tượng đáng ngưỡng mộ.

Đến lúc chúng tôi chuyển địa điểm tham quan, và nhìn kìa! Đó là cửa hàng của hãng Kyoto! Nó sẽ đóng của sau nửa tiếng nữa! Chúng tôi nhanh chân chạy đến và mua sắm . Nếu bạn đang tìm kiếm một cửa hàng bán đồ lưu niệm anime thì đây là nơi chắc chắn bạn phải đến! Đó là một cửa hàng nhỏ, chất đầy hàng hoá và một số mặt hàng hiếm. Tôi tìm tất cả những món thuộc về nhân vật tôi yêu thích – Hazuki trong Sound! Euphonium trong lúc ngân nga theo điệu nhạc vang lên qua dàn âm thanh. Đây là nơi hãng phim chào đón mọi khách hàng (xin đừng đến xưởng hay trụ sở chính nếu bạn không hẹn trước!) cửa hàng ấy khá gần với sân ga Kyoto, hãy ghé thăm nếu bạn đang du lịch gần đó nhé! Sau khi mua sắm, chúng tôi cùng nhau ăn trưa trong lúc ngắm nhìn những hình ảnh cảnh vật thật được đưa vào anime trước khi được đưa đi kiểm duyệt.

Địa điểm tham quan cuối cùng là toà nhà thứ hai của xưởng, một nơi nhỏ hơn nơi chúng tôi tham qua trước đó nhưng vẫn chứa đầy những hoạ sĩ đang làm việc. Tầng trên chúng tôi nhận ra điểm khác biệt của nó với toà nhà kia- một lớp học! Ông Muramoto nói đó là nơi huấn luyện những hoạ sĩ mới, những người đang học tập và mong muốn trở thành hoạ sĩ chuyên nghiệp nhưng chưa có cơ hội trải nghiệm một môi trường làm việc thật sự. Họ vẫn còn một chặng đường dài để đi. Sau đó chúng tôi phỏng vấn anh Taichi Ishidate, đang là tâm điểm của một số học viên. Anh ấy có một dáng người cao và gầy, khá điển trai với một tính cách cởi mở và vô cùng hứng thú chia sẻ về những dự án mới của mình. Anh là đã làm đạo diễn cho một bộ khá nổi tiếng, Beyond the Boundary, và dành hành tháng để tạo nên những tập phim cho series mới nhất của họ, Myriad Colors Phantom World. Chúng tôi sẽ bắt đầu trò chuyện trong chốc lát nữa thôi.

Mike: Bộ anime mà ông thích lúc còn nhỏ là gì? Tại sao ông lại thích nó đến vậy?

Ishidate: Tôi bị ảnh hưởng bởi Ghibli từ hồi nhỏ. Tôi xem đi xem lại những bộ phim đó, đặc biệt là bộ “Laputa: Castle in the Sky” nhiều đến mức các cuốn băng đó gần như không dùng được nữa.

Tại sao ông lại yêu Laputa một cách đặc biệt đến như vậy?

Anime màn ảnh rộng từ lâu đã được coi là có triển vọng hơn so với TV anime, nhưng tôi không quan tâm chất lượng hình ảnh khi còn nhỏ. Tôi lúc đó chỉ đơn giản là thích thú với những hình ảnh chuyển động – Lúc đó tôi chỉ hơi có cảm giác về chất lượng hình ảnh qua những anime làm bởi Miyazaki-san, Takahata-san, và hãng Studio Ghibli. Ngày đó tôi chỉ đơn giản là thấy khá vui khi xem chúng. Và tôi đã bị nó lôi cuốn.

Movie - Laputa: Castle In The Sky  Wallpaper

Điều gì đã thu hút ông vào nghành công nghiệp anime? Sự nghiệp của ông chuyển biến như thế nào?

Đó là một câu chuyện dài (Cười). Ban đầu chỉ là thích anime. Nhưng khi tôi trưởng thành, tôi ở nơi tin rằng anime chỉ dành cho trẻ em, vì vậy tôi đã dần dần từ bỏ việc xem anime. Mặc dù vậy, tôi vẫn thích những bộ phim. Và tôi từng hi vọng có thể được vào làm việc tại công ty sản xuất những bộ live – action và phim. Tôi đã gửi đơn cho nhiều công ty, nhưng lại thất bại khi đi phỏng vấn, điều đó khiến tôi nghĩ rằng live action không phù hợp với tôi. Sau đó, tôi nảy ra ý nghĩ rằng công ty sản xuất anime có thể là một sự lựa chọn, nơi mà tôi có thể tận dụng khả năng vẽ của mình mà tôi đã phát triển từ hồi còn nhỏ. Không chỉ vậy, nhưng tôi vẫn muốn làm phim. Quyết định đó đã đưa tôi đến nơi này.

Điều gì đặc biệt thu hút ông đến hãng phim Kyoto Animation như vậy? Chỉ là thực sự nó nằm gần nhà ông?

Có nhiều lý do khác nhau đấy, nhưng nói thật, tôi ở khu vực Kansai. Và hãng phim Kyoto Animation cũng nằm tại đây. Đó là lí do lớn nhất (Cười).

Nếu ông sống gần Tokyo, ông sẽ làm ở một công ty nào khác chứ?

Đó thật sự là một vấn đề đấy, tôi đã nộp một đơn duy nhất vào studio sản xuất anime của Tokyo vào thời điểm đấy. Như tôi đã nói, quá trình tìm việc của tôi đã đổi hướng trong suốt thời điểm đấy, tôi nhận ra rằng có ít công ty còn lại vẫn đang tuyển dụng, là hai công ty duy nhất. Một là hãng phim Kyoto Animation, và một hãng khác là nhà sản xuất tại Tokyo. Tôi đã gửi đơn cho nhà hãng tại Tokyo trước, nhưng, bỗng nhiên đổi ngành khi tìm việc làm tôi cảm thấy bối rối và không biết nói gì. Kiến thức của tôi không đủ để vượt qua buổi phỏng vấn. Tôi không có một cơ hội nào. Tôi đã nghĩ rằng “Điều này không đúng” và sau đó, tôi đã đến đây.

Tôi biết dự án đầu tiên của ông với hãng phim Kyoto Animation là Munto. Công việc làm Munto như thế nào? Có những kí ức nổi bật nào về nó mà ông nhớ không?

Munto là bộ anime đầu tiên tôi tham gia với vai trò animator chính . Đạo diễn làm phim (cũng là đạo diễn tập phim) được coi là một người kỳ cựu và cừ khôi, ông Yoshiji Kigami của hãng phim Kyoto Animation, người đã có 30 năm trong lĩnh vực này. Là một animator mới vào nghề, tôi đã đặt các key frame (khung hình chính) vào một phong bì gọi là “cut bag” và đưa nó cho ngài Kigami. Nhưng, ông ấy ghim tất cả các bản key frame của tôi lại. Ông sửa tất cả các bản vẽ key frame của tôi, có nghĩa là tôi không hề góp chút công sức nào vào bộ phim này. Tuy nhiên, điều đó đã dạy tôi về tinh thần làm việc chuyên nghiệp, tại nơi mà bạn hoặc phải làm việc phải theo một tiêu chuẩn tuyệt đối, hoặc bạn không thể gọi đó là “animation”. Tôi đã học từ phong thái luôn cố gắng đạt tiêu chuẩn cao nhất trong công việc của ông Kigami. Tôi thực sự rất vui khi có thể làm việc với ông khi là một người mới vào nghề.

Kết quả hình ảnh cho munto

Ông nói “Ghim tất cả bản vẽ” có nghĩa gì?

Ishidate:

Đó là một bài kiểm tra chất lượng được thực hiện bởi một đạo diễn tập phim hay đạo diễn (bộ phim). Khi tôi đưa key frame của tôi cho Kigami-san, ông nói, “Tốt lắm!” với một nụ cười. Một thời gian sau đó, khi ông bắt đầu kiểm tra ‘cut bag’  , tôi được ngồi ngay bên cạnh ông và nghe thấy tiếng ghim bấm. Nhìn qua chỗ ông, ông đang đóng ghim các key frame của tôi!

Người PR của KyoAni

Những khung hình chính được sử dụng trong anime sẽ không bị đóng ghim, trong khi đó những khung hình còn lại không cần sử dụng đến sẽ bị đóng ghim lại.

Ishidate:

Những khung hình bị đóng ghim lại ấy được coi là những thứ không dùng đến nữa.

Lần đầu tiên ông lên chức từ animator chính đến đạo diễn khi nào? Ông có thể nói cho chúng tôi một chút kinh nghiệm được không? Nó có làm ông cảm thấy áp lực, hay đó là lẽ thường tình?

Đó là vào năm 2005, năm thứ ba của tôi kể từ khi bước vào Kyoto Animation năm 2002. Tôi đã từng là một animator chính trong hai năm đầu tiên kể từ khi tôi bắt đầu với Munto. Đây là năm thứ ba (khi tôi đã lên chức đạo diễn làm phim). Tôi không tự nguyện làm công việc đấy, nhưng sempai của tôi đã cho tôi một vai trò chỉ đạo một tập phim và tôi nghĩ đó là một cơ hội tuyệt vời, vì vậy tôi đã chấp nhận.

Khi ông bắt đầu trở thành animator chính, ông có nghĩ rằng một ngày nào đó sẽ trở thành một đạo diễn?

Không, lúc đầu tôi không nghĩ như vậy. Tôi thấy thú vị khi chỉ cần phải vẽ các key frame  của Munto, tôi chỉ nghĩ về việc mình sẽ dần tốt hơn ở việc vẽ các key frame. Sau đó, tôi có cơ hội để chỉ đạo một tập phim. Chỉ tới sau khi tôi bắt đầu làm việc như một đạo diễn, tôi mới nghĩ rằng tôi muốn làm việc với vai trò một đạo diễn, đóng vai trò đi đầu dự án.

Thay đổi những ngày vốn có của ông tại văn phòng. Ông có phải đến sớm? Có rất nhiều các dự án nhỏ khác nhau cần thực hiện, hay ông có thể tập trung vào 1 bộ anime trong hầu hết thời gian của mình? Những gì cần có để ông nghĩ “Wow, đó là một ngày làm việc tuyệt vời!”?

Dù là nhà sản xuất anime, hãng phim Kyoto Animation không quá khác lạ, và như bao công ti khác, giờ làm việc của chúng tôi đã định sẵn. Tất cả các nhân viên, trong đó có tôi, đến và rời khỏi công ty như giờ làm việc đã được lên kế hoạch sẵn.

Tôi thường đến văn phòng trước thời gian làm việc khoảng 30 phút và bắt đầu với công việc dọn dẹp, như hút bụi, dọn dẹp và lau bàn,… Vào 12:30, tôi sẽ ăn trưa. Vào 1:30, giờ nghỉ trưa sẽ kết thúc và công việc lại được tiếp tục. Vào 6:00, chúng tôi về nhà. Về cơ bản, không có việc làm thêm giờ. Chỉ là một khuôn mẫu. Xin lỗi, nó không thú vị cho lắm! (Cười)

Quay trở lại với câu hỏi kia. Một ngày làm việc tốt đẹp của tôi luôn luôn gắn liền với việc sản xuất anime, tạo ra những sản phẩm mà tôi cho là tốt nhất. Tôi đoán rằng một số người cùng ngành cũng sẽ cảm thấy như vậy. Khi tôi kết thúc công việc của một ngày chỉ làm các công việc tại văn phòng, khi tôi không có thời gian để thực sự tham gia làm phim, hay vẽ các key frame, tôi lại thất vọng, điều đó giống như “Tôi muốn sáng tạo! Tôi muốn vẽ! “Miễn là tôi có thể vẽ, tôi sẽ có niềm vui.

Khi làm đạo diễn, mối quan hệ của ông với sản xuất thường ngày là thế nào? Ông vẫn phải tự vẽ rất nhiều, hay với tư cách là một đạo diễn ông có phải thường xuyên kiểm tra công việc của các animator không?

Vì ban đầu tôi là một animator, nên kể cả khi đã làm đạo diễn, tôi vẫn muốn tự vẽ tất cả  những gì tôi có thể. Vậy nên, tôi thấy mình vẽ nhiều hơn hẳn các đạo diễn khác. Nhưng do vấn đề về việc di chuyển. Khi mà tôi có các bản vẽ key frame ở đây – Kyoto, tôi phải tới Tokyo cho việc hậu sản xuất, ghi âm lồng tiếng, và chỉnh sửa video, chỉnh sửa lần 2 để hoàn thành tập phim. Khi làm 1 đạo diễn, tôi phải đi nhiều hơn, điều này khiến tôi không thể ngồi yên một chỗ ở Kyoto. Và khi tôi phải đi đây đó, tôi khá là bực vì không được vẽ.

Ông hay thích vẽ thứ gì? Ừm, thời gian gần đây?

Tôi thích vẽ, nhưng những thứ mà tôi thích vẽ hơi khác so với mọi người nghĩ. Tôi thấy mình thuộc thiểu số ở mặt này. Hầu hết mọi người thích vẽ mặt – còn tôi thì vẽ mặt rất tệ. Thay vào đó, tôi thích vẽ cơ thể và phong cảnh. Nếu tôi vẽ hoạt họa, tôi thích vẽ những thứ như khói và nước.

Tất cả các bộ phim của ông có vẻ là những câu chuyện hiện đại, bắt nguồn từ ngày nay. Liệu ông có dự định đạo diễn một bộ anime về lịch sử trong tương lai, hay một cái gì đó như thế không?

Có chứ, tôi rất thích thể loại lịch sử. Điều đó tốt thôi. Nhưng nếu anh hỏi tôi liệu tôi có đạo diễn một bộ anime lịch sử không thì đó lại là vấn đề khác. Nhưng tôi lại rất muốn thử làm điều đó. Là một người Nhật Bản, tôi rất thích chủ đề lịch sử Nhật Bản, nhưng nói thật tôi cũng rất thích lịch sử thế giới nữa. Tuy nhiên, nghiên cứu về một bối cảnh lịch sử có thể khá là khó khăn.

Rất nhiều dự án tại KyoAni được dựa trên Light novel hoặc manga – ví dụ, Beyond the Boundary được dựa trên Light novel. Có sự hợp tác nào giữa ông và những tác giả đó không?

Với “Beyond the Boundary”, tôi đã gặp gỡ tác giả, Torii-san (Nagomu Torii), chỉ có đúng  lần đầu tiên. Chúng tôi đã thảo luận về việc bộ phim sẽ khác Light novel đến mức nào, về cách kể chuyện ra sao, và chúng tôi đồng ý rằng tất cả trách nhiệm về việc chuyển thể này sẽ được để lại cho tôi. Và không phải mọi lúc đều như vậy.

Ngược lại, ở bộ phim khác, tôi làm việc với tư cách trợ lí đạo diễn trước khi trở thành đạo diễn của cả series. Ở bộ phim đó, tác giả của bộ manga tham gia thảo luận ở mỗi cảnh. Chúng tôi trao đổi ý tưởng, và tạo dựng kịch bản qua những lần thảo luận đó. Đó là một bộ điển hình của cách làm việc này. Tuy nhiên, lập trường Torii-san là “Tôi để lại tất cả cho anh, và cơ bản, sẽ không có ý kiến về anime chuyển thể từ novel của tôi”. Vì vậy mối quan hệ hợp tác của các nhà sản xuất này phụ thuộc vào 2 bên. Và một lần nữa, không phải lần nào cũng như vậy – ở mỗi bộ phim chúng tôi đều tìm ra cách làm để đem lại những điều tốt nhất cho mỗi bên.

Khi làm đạo diễn, mối quan hệ của ông với người viết kịch bản là gì – là một người bạn làm việc với mỗi ngày, hoặc chỉ theo thời gian nhất định?

Kinh nghiệm của tôi mới chỉ dừng lại ở phim “Beyond the Boundary”, tôi không có nhiều kinh nghiệm lắm, vì vậy, hãy để tôi nói về trải nghiệm của mình với người viết kịch bản phim “Beyond the Boundary”. Người viết kịch bản Beyond the Boundary là ông Jukki Hanada. Tôi nghĩ phương châm của ông là sáng tác thông qua tiếp xúc mặt đối mặt với nhân viên và các đạo diễn tại các cuộc thảo luận, và đem nó về mở rộng những ý tưởng đó và cải thiện chúng. Hanada-san là kiểu người viết kịch bản luôn cố gắng để nói chuyện mặt đối mặt với các đạo diễn. Mặc dù đó không phải là cách duy nhất, tôi ngưỡng mộ cách làm việc đó, và muốn học tập từ ông ấy.

Tuy nhiên, hầu hết thời gian, người viết kịch bản sống ở Tokyo. Chúng tôi không có cơ hội để nói chuyện nhiều, nhưng có thể mỗi tuần nói chuyện một lần tại các cuộc họp kịch bản. Vì vậy, tôi đã cố gắng để tận dụng các chuyến đi của tôi đến Tokyo và chắc chắn chúng tôi gặp nhau càng nhiều càng tốt.

Ông có đọc nhiều manga và light novel không? Có bộ nào ông thích không?

Tôi không đọc nhiều light novel lắm, nhưng tôi có đọc một ít manga. Tôi đơn giản là thích sự chung chung của manga.

Tác phẩm đầu tay của ông dưới vai trò đạo diễn là Beyond the Boundary. Ông đã làm gì để chuẩn bị cho vị trí này?

Tôi chỉ biết những gì tôi phải làm sau khi tôi bắt đầu làm đạo diễn. Mặc dù tôi đã cố chuẩn bị, nhưng thực sự đó lại không phải là những gì tôi cần – tôi phải bắt đầu làm thì mới thực sự học được những kinh nghiệm làm đạo diễn.

Gần đây nhất, ông đã đạo diễn những tập phim của Myriad Colors Phantom World. Ông yêu thích khía cạnh nào của bộ phim này?

Nếu anh có cơ hội xem “Myriad Colors Phantom World”, anh sẽ thấy rằng mỗi tập đều độc lập, với chất riêng của từng tập. Khi đọc kịch bản một vài tập trước khi chỉ đạo, tôi đã có một số ý nghĩ. Câu chuyện này như đến từ một series khác, “hương vị” của mỗi tập cũng hơi quá khác biệt. Tuy nhiên, sau khi xem cả bộ, tôi cảm thấy tất cả các tập phim cùng hợp với nhau thành một cái kết hoàn hảo. Điều này có thể khá khác với các tựa phim ta thấy gần đây, câu chuyện chảy liên tục trong mạch phim, và nếu lỡ 1 tập, bạn sẽ không thể hiểu được bộ phim. Còn với Myriad Colors Phantom World, bạn có thể bắt đầu ở bất cứ tập nào mà vẫn hiểu được bộ phim. Có những thứ trong đó có thể thỏa mãn mọi fan ngoài kia.

Có phải ông làm những đối tượng và nhân vật theo sở thích? Ví dụ, Beyond the Boundary và Phantom World có các yếu tố siêu nhiên. Ông có thích thể loại đó không?

Tôi là một người ăn tạp – tôi thích gần như tất cả các thể loại, trừ horror. Nói thật, thể loại không quan trọng với tôi. Những nhân vật có thể rất kì lạ – những con chó biết nói và những chú kì lân – miễn là nó liên quan đến chủ đề nội tâm. Mọi người đều thích thú về chủ đề này. Thứ mà họ mong muốn ở một bộ phim đó là khai thác sâu vào mặt nội tâm con người; hay những phẩm chất mà họ nhận thấy ở bản thân. Tôi nghĩ rằng có thể sẽ dễ hơn để thấu hiểu những nhân vật không phải người, nhưng những nhân vật đó sẽ không thành công trừ khi chúng tôi phát triển những nhân vật đó lên dựa trên mặt nội tâm. Và phải, tôi thấy thể loại siêu nhiên này rất hay.

Tôi cảm thấy rất hứng thú với tập phim Phantom World mà ông đã đạo diễn, tập 4, “Mozou Kazoku”. Có bao nhiêu hình vẽ trong tập phim? Ví dụ đoạn “gia đình thỏ hoàn hảo của Reina” là của ông?

“Myriad Colors Phantom World” giới thiệu một chủ đề phụ trong phần chú thích của mỗi tập. Tập 7 “Schorodinger’s cat” có thể dễ hiểu hơn, nhưng ở tập 4, bố mẹ thỏ của Reina đã có sẵn trong kịch bản. Tôi tự hỏi tại sao họ lại là thỏ, nhưng quên nó đi. Tsuruoka-san và đạo diễn âm thanh đã nói với tôi “Gia đình cô bé là thỏ, và nó liên quan tới vật lý lượng tử, điều đó không sâu sắc sao?”

Tại sao cha mẹ của Reina lại là thỏ?. Hummm, anh đừng thấy thất vọng về câu trả lời của tôi. Đó là ý tưởng về gia đình của Reina. Reina đã tạo ra nó bằng chính ý nghĩ của cô ấy.

Anh có biết the Sylvanian Family ( đồ chơi cho bé trong đó có đầy đủ các búp bê bố, mẹ chị ,em…) ? Những hình ảnh đáng yêu của gia đình Reina đã được lấy cảm hứng bộ đồ chơi đó, họ đã tạo ra thế giới đó cho cô ấy. khi tôi nói chuyện với đạo diễn ( Ishihara-san), anh ấy khuyên tôi nên tạo ra tập phim như trong bộ trò chơi Sylvanian Family đó.

Ông có cảm hứng vẽ từ bên ngoài không? Như từ sách hay các bộ phim.

Có, tôi tin rằng tôi không phải người duy nhất lấy nguồn cảm hứng vẽ từ đời thực. Hãy nhìn những người làm việc tại Kyoto Animation, Tôi cảm thấy được họ có nhiều nguồn cảm hứng ở ngoài đời thực hơn tôi, và chúng tôi có thể lấy nguồn cảm hứng từ bất cứ thứ gì chúng tôi có thể cảm nhận. Nó rất quan trọng trong việc thể hiện các sắc thái của con người,và trong phim ảnh, âm nhạc, nghệ thuật cũng thế.

Ông có yêu thích đạo diễn phim nào không?

Có, tôi thích rất nhiều người. Tôi đã xem rất nhiều phim Nhật, nhưng phần lớn nó được sản xuất ở Hoa Kỳ, hiển nhiên, tôi có thêm cơ hội để xem nhiều bộ phim miền Tây hơn rồi. Và tôi yêu thích nhiều đạo diễn phim miền Tây. David Fincher và Christopher Nolan, nhưng bộ phim của họ luôn khiến tôi thích thú và ngạc nhiên.

Ông có thích nhà soạn nhạc nào không? Khi ông đang trong quá trình lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch, ông có nghĩ về âm nhạc?

Tôi chỉ mới nghĩ về nó khi tôi được hỏi câu này mà thôi. Tôi không hề nghĩ về âm nhạc khi đang lên kế hoạch cũng như khi vẽ. Câu truyện được diễn tả bằng lời văn, sau đó được vẽ nên thành những hình ảnh. Khi tôi thấy những hình ảnh và những ngôn từ, đó là lúc tôi bắt đầu nghĩ đến làm thế nào để chúng hòa làm một. Và lúc đó tôi nghĩ đến âm nhạc. Mặc dù, tôi không biết nhiều về những nhà soạn nhạc cho lắm, nhưng tôi bị ảnh hưởng bởi Christopher Nolan, và nhạc sĩ tôi yêu thích là Hans (Florian) Zimmer.

Khi ông tiến bộ ở vai trò animator và bước đầu trở thành đạo diễn, ông có người để hâm mộ hay một người chỉ dẫn nào không? Nếu không có liệu phong cách của ông có trở nên khác biệt?

Cùng với các nhân viên của Kyoto Animation, Kigami-san, như tôi đã nói trước đó, người chuyên vẽ nhân vật và là người chỉ đường của tôi.

Có phải ông nói ông vẫn còn học vẽ tay, ngay cả khi ông đã là đạo diễn phim?

Tôi đã làm việc trong mảng hoạt hình đã được 13, 14 năm, nhưng, năng lực của tôi trong vai trò animator vẫn còn dậm chân tại chỗ, tôi cảm thấy thật khó để tài năng của tôi phát triển vượt trội so với tôi ngày trước. Vậy nên, nếu tôi từ bỏ việc học vẽ, chúng tôi sẽ không thể tạo ra được ngành anime. Anime là một phần của nền công nghiệp giải trí hiện nay. Điều đó có nghĩa là chúng tôi không chỉ phải theo kịp sự tiến bộ trong kỹ thuật vẽ. Mà cũng cần phải nghĩ đến việc phải dùng phần mềm nào để phù hợp với mọi người, luôn thay đổi chiều theo những sở thích để bắt kịp thời đại.

Ông dự định sẽ làm điều gì trong mười năm tới? Liệu ông sẽ trở thành một đạo diễn hoàn hảo hay… vẫn lén lút vẽ các key frame theo ý thích?

Trong mười năm tới, Tôi sẽ bước qua tuổi 46. “Nhà sản xuất” là một công việc mà tôi nghĩ bản thân là người làm việc ít nhất. Bởi vì gốc tôi là animator và công việc của tôi là thúc đẩy quá trình sáng tác phim và vẽ tranh. Kể cả khi tôi phải chọn giữa đạo diễn và vẽ tranh, Tôi hi vọng tôi vẫn là một đạo diễn và animator có thể làm ra nhiều sản phẩm cho ngành giải trí trong mười năm tới. Tôi sẽ cố gắng trở thành người đứng đầu!

Ông hãy giải thích giữa “Kantoku”(Đạo diễn bộ phim) và “Enshustu”(Đạo diễn tập phim). Họ có gì khác nhau?

“Kantoku” và “Enshutsu” rất khác nhau. Enshustu tạo ra những tập phim thì Kantoku giám sát và chỉ huy nhân viên để họ làm việc chặt chẽ hơn, điều đó không cho phép anh ấy vẽ hay sáng tạo. Nếu tôi muốn cắt một đoạn, hay một cảnh hay một tập nó sẽ được hoàn thành trong sự kiểm soát của “Enshustu”. Tôi thích cách làm việc của cả hai vị trí này, nhưng tôi hy vọng rằng tôi có thể tiếp tục làm việc với tư cách là đạo diễn tập phim.

Có quá sớm để tôi có thể hỏi ông về dự án hiện tại và sắp tới của ông không? Hãy nói cho chúng tôi một chút về những gì ông đang làm vào lúc này!

Hiện giờ chúng tôi chưa xác định rõ, chúng tôi đang lưỡng lự nên làm phiên bản truyền hình dài tập hay anime phiên bản điện ảnh. Chúng tôi dự định bắt tay vào một dự án và tôi hy vọng nó sẽ phát triển. Tôi là người chỉ đạo mọi người thực hiện dự án đó. Dự án này được dựa trên cuốn tiểu thuyết “Violet Evergarden”, nó sẽ tạo nên tiếng vang làm cho mọi người biết đến Kyoto Animation nhiều hơn. Chủ đề  là người chiến thắng giải thưởng Kyoto Animation lần thứ 5. Chúng tôi đã tạo ra một thị trường thương mại Video dựa trên Bunko (những hộp sách), Chúng tôi hy vọng sẽ dẫn đầu sự phát triển trong thời gian tới. Khi video được phát hành, tôi hy vọng mọi người sẽ thích nó.

Và như các bạn thấy đó. Kyoto animation là một studio phim đầy ấn tượng – Là nơi tràn đầy sự mới mẻ và tiềm năng, họ luôn cải thiện kỹ năng của mình, họ luôn làm việc chăm chỉ nhằm phát triển lâu dài bền vững, họ luôn tham gia các dự án sản xuất cộng đồng của những người nghiệp dư, phát triển những dự án mới từ công ty họ. Có một điều đáng chú ý rằng, không giống như những studio khác, KyoAni luôn lập ra bảng danh sách nhân viên cố định và cho cả những freelance làm việc ở công ty họ. Có thể kể đến Ishidate là một ví dụ tuyệt vời, anh ấy là một người đầy tài năng, là người họa sĩ hoàn hảo phát triển ở cả 2 lĩnh vực animator và đạo diễn. Tôi rất mong chờ ngày Violet Evergarden được ra mắt công chúng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GIPHY App Key not set. Please check settings

What do you think?

Bố mập sẽ trở thành anh hùng trong anime hài mới – To Be Hero.

Doanh thu phòng vé tại Nhật Bản: Your Name. tiếp tục đứng đầu, Shin Godzilla trở lại vị trí #2