Ngành công nghiệp Anime đạt doanh thu cao kỷ lục hơn 200 tỷ yên trong năm 2017 trong cuộc nghiên cứu đối với 255 công ty sản xuất ở Nhật Bản.
Vào ngày 10 tháng 8 vừa qua, đơn vị nghiên cứu tài chính Teikoku Databank đã công bố kết quả của cuộc điều tra về ngành công nghiệp Anime. Báo cáo của Teikoku Databank nêu ra rằng, ngành công nghiệp anime trong năm 2017 đã thu về doanh thu cao kỷ lục 203.721 tỉ yen (khoảng 1,8 tỷ USD). Tổng thu nhập này tăng 39,6% so với năm trước đó, nó tiếp nối cho chu kỳ hồi phục và phát triển của ngành công nghiệp Anime vốn bị trì trệ từ năm 2009. Lợi nhuận thực tế mà ngành công nghiệp này tăng đó là 54,9%.
Nghiên cứu được Teikoku Databank tiến hành vào tháng 7 năm 2018 với việc thu thập dữ liệu từ 255 công ty sản xuất phim hoạt hình. Trong 255 công ty này có khoảng 90% các công ty được đặt tại Tokyo, và 150 công ty được thành lập sau năm 2000.
Lần đầu tiên trong 7 năm qua, doanh thu trung bình của mỗi xưởng phim đạt mức 800 triệu yen. Doanh thu trung bình đạt đỉnh vào năm 2007 với con số 1.175 tỷ yen. Tuy nhiên trong nhiều năm qua, do tác động của suy thoái, đồng thời sự thành lập mới của các xưởng phim khác ngoài Nhật Bản đã khiến doanh thu trung bình này sụt giảm trầm trọng.
Tuy nhiên con số 800 chỉ là “bình quân đầu người” bởi trong số đó, 82 xưởng phim có thu nhập dưới 100 triệu yên và 72 xưởng có thu nhập từ 100 đến 300 triệu yên. Có rất nhiều xưởng phim nhỏ, cụ thể 86 xưởng phim chỉ có 5 nhân viên hoặc ít hơn, 83 xưởng có từ 6 đến 20, và 51 xưởng có từ 21 đến 50. (Nhìn chung, 94,5% các xưởng phim có ít hơn 100 nhân viên).
Các xưởng phim là các nhà thầu chính hoặc nhà thầu phụ nhưng lớn có doanh thu trung bình là 1,65 tỷ yên, trong khi các xưởng phim chuyên ngành (hay các xưởng phim gia công) khác có thu nhập trung bình là 273 triệu yên. Teikoku Databank cho rằng sự gia tăng doan thu của nhà thầu chính nhờ video streaming và phí giấy phép bản quyền từ các ủy ban sản xuất. Mặt khác, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các xưởng phim chuyên ngành nhỏ hơn đã dẫn đến việc chi phí cho công việc giảm và tăng số lượng công việc được thực hiện mặc dù đội ngũ nhân viên rất hạn chế.
Điểm đáng lưu ý nhất trong năm 2017 là có đến 6 xưởng phim phá sản, đây là mức cao thứ ba trong lịch sử sau năm 2010 có khi tám xưởng phim đóng cửa, và năm 2009 và 2011 có bảy xưởng phim đóng cửa.