Happy New Year 2017! Đây chắc chắn là một năm đáng nhớ của anime, đặc biệt bởi đây là kỉ niệm 100 năm hoạt hình Nhật ra đời.
Chúng ta thường nghe Astroboy/Mighty Atom/Tetsuwan Atomu là tác phầm tiên phong, và lý do là: Nó là series hoạt hình do Nhật Bản sản xuất được phát 30 phút hàng tuần năm 1963. Nhưng dĩ nhiên đây không phải là bộ hoạt hình Nhật đầu tiên.
Momotaro’s Divine Sea Warriors, là bộ hoạt hình Nhật Bản dài đầu tiên, được phát hành năm 1945. Cũng đã có rất nhiều phim ngắn trước đó. Nhưng đâu mới là bộ hoạt hình đầu tiên?
Bây giờ, lý tính mà nói, rất khó để xác định, bởi theo thời gian, cứ liên tục có những phát hiện mới. Nhưng năm đầu tiên tiến hành ghi âm cho phim hoạt hình Nhật thật sự là năm 1917. Có lẽ có những phim được làm sớm hơn, nhưng một số lượng lớn phim Tokyo đã bị hủy trong trận đại thảm hình động đất Kanto năm 1923.
Thực tế, gần đây lại nảy sinh một nghi vấn về con số “1917”, xuất phát từ Kansai, bắt nguồn từ phim ngắn Katsudou Shashin vì dường như bộ phim này được làm trước đó nữa.
Katsudou Shashin (活動写真) là tiêu đề gần nhất mới miêu tả, nghĩa đen là “ảnh động”- hoặc có thể hiểu là “ảnh chuyển động”. Đó là một chuỗi hình ảnh được in trực tiếp trên khung phim chứ không giống như chỉ chụp một cel hoạt hình.
Bộ phim này được ông Naoki Matsumoto thuộc Đại học Nghệ thuật Osaka phát hiện tại Kyoto năm 2005, và được tờ Mainichi Shimbun đăng trong số tháng 8, 2005.
Tuy nhiên, thời gian, tác giả và nghệ sĩ sáng tạo nên thì vẫn không ai biết chính xác. Theo nhiều chuyên gia ước đoán, có lẽ nó ra đời đâu đó trong khoảng năm 1915, mặc dù một số khác lại cho rằng là khoảng năm 1907 hoặc sớm hơn. Tức là còn sớm hơn cả những bộ hoạt hình thử nghiệm giai đoạn đầu, như những bộ của Winsor McCay.
Helen McCarthy đã từng nghiên cứu và viết ra lượng thời gian làm bộ phim này cũng như dữ liệu liên quan 1915, 1907,… nhưng theo trích dẫn của nhà lịch sử hoạt hình Frederick Litten, nó “không có vẻ là ra đời ‘trước năm 1905 hay sau năm 1912’. ” Cả ông và ông Matsumoto đều thống nhất bộ phim được sản xuất cuối thời Meiji.
McCarthy khẳng định bộ hoạt hình đầu tiên chính là Humorous Phases of Funny Faces (hình ở trên) của J. Stuart Blackton được sản xuất năm 1906, và lần đầu tiên một phim hoạt hình nước ngoài được chiếu ở Nhật là năm 1907, vì vậy bất kì sản phẩm nào ra đời trước năm 1907 đều cho phép Nhật Bản khẳng định: Họ là người tiên phong trong lĩnh vực hoạt hình! Nếu vậy, thành tích này thể hiện ý nghĩa hết sức quan trọng: Nhật Bản có kỹ thuật hoạt hình phát triển một cách độc lập.
Tuy nhiên, Litten lại khẳng định rằng những kỹ thuật trong phim “rất có khả năng được lấy cảm hứng từ bộ hoạt hình tương tự của Đức được làm khoảng năm 1899 và cũng tìm thấy nhiều bộ hoạt hình ở Pháp và Anh, do đó, lời quả quyết rằng Nhật Bản là tiên phong trong lĩnh vực hoạt hình là sai.
Nhiều thông tin dần dần được tiết lộ dù khá muộn hơn một chút. Năm 1917, “Tennenshoku Katsudou Shashin Kabushiki Gaisha” hay gọi tắt là Tenkatsu (Công ty Ảnh động màu tự nhiên) đã thuê Oten Shimokawa, một trợ lý biên tập và nghệ nhân vẽ tranh minh hình cho các ấn phẩm trào phúng trẻ tuổi của Tokyo Puck. Cũng cùng năm đó, Shimokawa sản xuất một số lượng tương đối phim hoạt hình ngắn, khởi đầu của ông cho danh hiệu cha đẻ của anime sau này. Có điều, thật không may, không bản in nào của những bộ anime đầu tiên này còn tồn tại đến hôm nay.
Mặc dù vậy, không thể không đề cập đến The Story of the Concierge Mukuzou Imokawa (芋川椋三玄関番之巻 Imokawa Mukuzou Genkanban no Maki). Cho đến gần đây, mọi người đều đồng ý rằng đây mới là phim hoạt hình chiếu màn ảnh rộng đầu tiên, tại Kinema Kurabu thuộc Asakusa, Tokyo – thậm chí chính Shimokawa cũng công nhận nó là “đầu tiên”.
Tuy nhiên, điều này cũng gây tranh cãi không ít khi Litten phát hiện ra phim được chiếu vào tháng 4 chứ không phải tháng 1 (Nguồn mở gồm các video tại Cartoon Brew). Dekobou Shin-gachou: Meian no Shippai (凸坊新画帖 名案の失敗) được xác nhận bởi Kinema Record, là chiếu vào tháng 2 năm đó, như vậy đã làm thay đổi thứ tự đã chấp nhận. Tuy nhiên, số đông vẫn nghĩ Genkaban no Maki là “anime đầu tiên”, và các nghiên cứu xác định các mốc thời gian (timeline) rõ ràng hơn vẫn được tiếp tục.
Sản xuất anime thuở đầu khác với cách ta nghĩ về sản xuất anime ngày nay. Đơn giản thì giống cái ta gọi là “chalkboard animation” (hoạt hình bảng phấn); bức vẽ trên bảng sẽ được chụp, xóa, và “khung hình’ mới được vẽ tiếp. Cái này vẫn phổ biến ở Nhật, thường thấy trên Youtube bởi các trẻ nhỏ sáng tạo.
Sau The Story of the Concierge Mukuzo Imokawa, hoạt hình ngày càng được quan tâm phát triển. Nhân viên cũ Tenkatsu thành lập “Kobayashi Shokai” và thuê một nhà minh hình khác của Tokyo Puck, Junichi Kouchi, làm hoạt hình. Vì vậy, dù không nhiều bản in sản phẩm của Shimokawa còn lưu lại, năm 1917 vẫn rất ý nghĩa nhờ sự ra đời của bộ phim hoạt hình Namakura Gatana (video ở dưới). Được sản xuất bởi Junichi Kouchi, và quan trọng hơn, đó là 1 bản in đã được tìm thấy vào 2008 (bởi học giả hoạt hình Matsumoto). Theo nghiên cứu, đây là phim hoạt hình Nhật lâu đời nhất tồn tại cùng năm tháng cho đến nay.
Kouchi đã sản xuất 3 bộ phim hoạt hình vào năm then chốt 1917: Namakura Gatana (Dull Sword), Chamebou Kukijuu no Maki và Hanawa Hekonai Kappa Matsuri.
Cũng vào năm đó, Seitaro Kitayama nồng nhiệt gia nhập hãng phim Nikkatsu, công ty giải trí lâu đời ở Nhật, nổi tiếng với sản xuất phim hoạt hình: The Monkey and the Crab (hình ở dưới) (1917), Momotaro (1917), và Taro the Guardsman (1918). Bạn thấy đấy, 1917 thật sự là 1 năm bận rộn!
Và giờ, đã một thế kỷ trôi qua, rất nhiều tổ chức muốn kỷ niệm năm đáng nhớ này thông qua các sự kiện và dự án. Anime NEXT 100 là 1 dự án như vậy. Nó hướng tới mục tiêu thúc đẩy ngành công nghiệp anime trong 100 năm tới, cải tiến trang thiết bị lưu trữ các tư liệu, đào tạo các thế hệ mới, và tập trung nâng cao vai trò của hoạt họa như sản phẩm văn hóa Nhật có giá trị xuất khẩu để thu hút mọi người đến Nhật Bản.
Đài truyền hình quốc gia NHK đánh dấu sự kiện này bằng cuộc vote cho “100 Anime hay nhất mọi thời đại” từ 10 000 tiêu đề, cũng như “Bài hát Anime hay nhất mọi thời đại“. Cùng với vô số chương trình đặc biệt được tuyển chọn và lên kế hoạch thực hiện để kỉ niệm sinh nhật lần thứ 100 của Anime. Họ còn tổ chức một buổi giao lưu tại Anime Expo, Los Angeles vào tháng 7/2016.
Cuối cùng, Imagica đang ra sức phục hồi lại chất lượng của những tác phẩm quan trọng như Momotaro’s Divine Sea Warriors và Dull Sword, nhằm góp phần lưu giữ các bộ phim gắn với lịch sử hoạt hình Nhật Bản.
Năm 2017 mở ra, hướng mắt đến các dự án kỉ niệm 100 năm, chắc chắn sẽ là 1 năm bận rộn nữa, thậm chí vượt cả năm 1917!