Kuroko’s Basketball (Kuroko no Basket), manga bóng rổ của Tadatoshi Fujimaki được Weekly Shonen Jump, Shueisha xuất bản từ 2008-2014, được chuyển thể thành 3 series TV anime và 2 movies điện ảnh.
Ngay trong tiêu đề đã có rất nhiều điểm nhấn; đây là một shonen manga điển hình có cả tiếng cười và những giọt nước mắt, nhân vật đầy màu sắc, tinh thần thể thao đầy nhiệt huyết, với những câu nói chạm đến trái tim chúng ta, và rất nhiều nhiều nữa. Tôi chắc chắn rằng bạn cũng có “cảm giác” với truyện. Trong bài báo này, tôi sẽ kể với các bạn một trong những phần yêu thích của tôi trong truyện: trận đấu giữa Shutoku VS Rakuzan diễn ra trong Vol 20 và 21. Trong series TV anime, trận đấu gay cấn này xuyên suốt hơn 3 tập phim của nửa đầu Season 3. Tuy nhiên, tôi sẽ tập trung vào tập 55: Ore wa Shiranai (Tôi chả biết gì về nó cả).
SPOILER: Bài báo này spoiler cho Season 3 và đến Vol 21 của manga.
1- Trận đối đầu “không cân xứng” về Chiều cao
Trận đấu tiến vào hiệp thứ 3 với tỉ số sít sao, và một-kèm-một giữa Midorima và Akashi cuối cùng cũng thành sự thật. Trong manga, Takao đã tự nói với chính mình, ‘Nhưng…họ thật sự đang nghiêm túc đấy ư?! Chuyện gì đang diễn ra với sự không cân xứng (chiều cao) thế này?!‘ khi cậu nhìn thấy Akashi chặn trực diện cú 3 điểm của Midorima mà không làm thêm bất cứ động tác giả nào, Himuro phải bật thốt lên, ‘Cậu ấy là đang đấu với chiều cao của tên kia!! Thời gian cũng quá hoàn hảo rồi!!‘ Anime thì lại không có dòng nào đề cập đến chiều cao của họ.
Con số chính xác thì Midorima cao 195cm trong khi Akashi chỉ cao 173cm. Khi họ đứng cạnh nhau, chênh lệch chiều cao càng rõ hơn, và Akashi phải ngước lên mới nhìn được mặt Midorima. Chính bởi sự chênh lệch chiều cao này nên trước giờ họ chưa từng được giao kèm đối phương, mặc dù cả 2 đều là Thế hệ Kỳ tích- mỗi thành viên đều sở hữu một kỹ năng bóng rổ hiếm có. Khi Midorima, kẻ luôn kiêu ngạo về chiều cao của mình, nhảy lên và duỗi cánh tay dài ấy, thực hiện cú ném nhanh và mạnh, thì không ai, kể cả Akashi, có thể chặn được.
Không bình thường chút nào khi để người thấp nhất team chặn đối thủ cao hơn và mạnh hơn về thể chất nhiều như vậy, bởi vì khả năng thể chất mới là điều quan trọng nhất trong bóng rổ, cho dù Akashi có kỹ năng đặc biệt hầu như có thể đoán trước được động tác của đối thủ. Trong những tình huống thông thường, người thấp nhất sẽ bị đánh bại bởi lợi thế thể chất của đối thủ, cả về tấn công lẫn phòng thủ. Tuy nhiên, Akashi đã tự đặt cậu vào tình huống này mà không hề bài xích tí nào. Những ai không biết cậu đều rất kinh ngạc bởi hành động này.
Trong manga có một số câu, không có trong anime, giải thích rằng, thông thường, tình huống như này sẽ không xảy ra. Mặc dù chênh lệch chiều cao khá rõ ràng, nhưng chúng ta thường quên mất điều này bởi vì cả 2 đều thuộc Thế hệ Kỳ tích. Tôi không biết tại sao những dòng này lại không có trong anime và tôi đoán có lẽ là do giới hạn thời gian. Theo tôi nghĩ thì những dòng này đáng lẽ nên có trong anime.
2- Con mắt Đế vương
Vẫn còn một số dòng nữa bị gạch bỏ. Trong nguyên tác, Murasakibara đã giải thích về Con mắt Đế vương của Akashi: ‘Đôi mắt của Aka-chin có thể phán đoán thậm chí những khoảnh khắc nhỏ nhất. Hít thở, nhịp tim, mồ hôi, sự co rút cơ…mọi thứ‘. Mặc dù, những câu này trong anime đã được đổi thành: ‘Đôi mắt của Aka-chin có thể vô hiệu hóa mọi thứ, tấn công lẫn phòng thủ…‘.Nửa dòng trước thì được rút ngắn, nửa dòng sau bị gạch bỏ không thương tiếc. Chân thành mà nói, tôi nghĩ câu trong manga giải thích rõ ràng hơn khả năng của Akashi, vì vậy, tương tự, nó cũng nên được đưa vào anime. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, cảnh trong anime đã bổ sung thành công lời giải thích này với hiệu ứng hoàn hảo.
Tôi sẽ giải thích ý của tôi ở chỗ này: ví dụ như cảnh chấn thương mắt cá chân. Akashi thể hiện kỹ thuật của mình khi cậu giành lấy bóng từ tay Midorima, và buộc bản thân vượt qua Takao đang hỗ trợ Midorima.
Giữa những câu của Akashi ‘đón bóng? Không cần vậy đâu’ và ‘cậu sẽ di chuyển sang bên cạnh’ mà anime miêu tả khả năng “nhìn thấy” của Akashi nhờ Con mắt Đế vương. Nó miêu tả rõ ràng chuyển động chân và nghiêng người slow-motion của Takao, ‘phán đoán được mọi thứ’ chính là như vậy. Hiệu ứng có thể giải thích và nhấn mạnh được khả năng đặc biệt của Akashi mà không cần thêm từ ngữ nào. Nó sử dụng hiệu ứng kiểu drama nên khá dễ để hiểu.
3- Akashi và Midorima
Ở trường Trung học Teiko, Akashi và Midorima lần lượt là đội trưởng và đội phó của đội bóng rổ. Cả 2 đều thông minh và điềm tĩnh. Họ đã có một tình bạn khá khăng khít, bởi bên nhau lâu hơn các thành viên khác trong Thế hệ Kỳ tích.
Trong suốt trận đấu giữa Shutoku và Rakuzan, sau khi Midorima ghi điểm, Miyaji vỗ vai Midorima nói rằng, ‘vượt hay lắm’. Trong anime, cảnh này nổi bật hơn với cái khẽ cười của cậu. Khi nhìn cả 2, Murasakibara bày ra khuôn mặt với biểu cảm phức tạp. Mặc dù là một người vô tâm, Murasakibara ắt hẳn cũng cảm nhận được sự thay đổi của Midorima bởi vì đã biết cậu từ những ngày đầu ở trường Trung học. Tôi thắc mắc không biết Akashi sẽ cảm nhận thế nào khi chứng kiến cảnh đó từ cùng góc nhìn.
Akashi giao lưu trôi chảy với đồng đội và nói cho họ nhiều thông tin hơn về Murasakibara. Tuy nhiên, cậu làm vậy chỉ bởi vì họ nghe theo lời chỉ đạo của cậu. Đối với cậu, đồng đội không phải là bạn bè nửa vời nhưng cũng không phải người có thể dựa vào. Cũng như 4 thành viên khác của Thế hệ Kỳ tích, Akashi cơ bản không phải là người chơi theo lối đồng đội.
Akashi ắt hẳn nhận ra rằng Midorima, tên đã từng có tính cách giống cậu, đã thay đổi khi ở với đồng đội mới. Chỉ Akashi mới biết điều cậu thắc mắc đó là sự thay đổi của Midorima là đi lên hay đi xuống. Nhưng cậu chắc hẳn cũng rất ngạc nhiên về Midorima, bởi có thể nói cậu là người hiểu cậu ta nhất.
4- Team Play
Trận đấu đối đầu với đồng đội cũ cực kì gây cấn và thú vị. Trận đấu giữa Shutoku và Rakuzan khiến chúng ta không ngừng phấn khích và quên luôn việc nhân vật vốn giữ vai chính không hề xuất hiện trong tập này. Tôi nghĩ đây là lý do Kuroko no Basket là một câu truyện thể thao thông minh.