in ,

Hành trình 100 năm của ngành hoạt hình Nhật Bản

Là quốc gia vinh dự trong năm 2016 trong sự kiện Mipcom, Nhật Bản được lựa chọn nhờ “tinh thần sáng tạo” của nước này. Và một lý do lớn hơn chính là nhờ lễ kỷ niệm một trăm năm tuổi sắp tới của ngành hoạt hình Nhật Bản.

Ngành công nghiệp hoạt hình Nhật Bản có một lịch sử dài – các phim hoạt hình ngắn được sản xuất trong nước bắt đầu xuất hiện trong các rạp chiếu phim từ năm 1917 – cũng như có một lượng fan hùng hậu cả trong và ngoài nước. Phim có doanh thu cao nhất từng được phát hành ở Nhật là một anime, Spirited Away, năm 2001, với doanh thu phòng vé trong nước là 230 triệu USD. Đạo diễn của bộ phim giành giải Oscar này, Miyazaki Hayao, đã nghỉ hưu, nhưng vẫn sẽ luôn là một tượng đài quốc tế trong lĩnh vực làm phim.

Kế tiếp, nói về Tezuka Osamu, những năm sau chiến tranh, Tezuka một tay nâng tầm manga, từ loại hình giải trí được xem dành cho trẻ em lên ngành công nghiệp truyền thông đa phương tiện phục vụ nhiều lứa tuổi và sở thích. Series như The PhoenixBuddha với chủ đề người lớn – trước đó là về tìm kiếm sự bất tử, sau đó là cuộc đời được nghiên cứu chuyên sâu của người sáng lập ra đạo Phật – và mang về cho Tezuka danh hiệu “Vị thần manga”.

Ông cũng có nhiều hit nổi tiếng hướng về trẻ em, như Princess Knight – một series về một nàng công chúa trẻ gan dạ cải trang thành một chàng hiệp sĩ để cứu lấy vương quốc của mình, từ đây sinh ra hàng loạt manga thể loại shoujo.

Đối với Tezuka, bước đi đến truyền hình là một bước tiếp có logic, vì khi bên trung gian giảm giá ở Nhật vào những năm đầu thập kỷ 60, các độc giả dưới 12 tuổi của ông bắt đầu dành nhiều thời gian hơn trước ống kính. Chương trình đầu tiên của Tezuka, Astro Boy, ra mắt lần đầu vào năm 1963, cũng là anime được làm trong nước đầu tiên được phát sóng thường xuyên trên truyền hình Nhật Bản. Được sản xuất bởi Mushi Production của Tezuka và dựa trên manga của ông, series này, với người anh hùng là một cậu bé robot, và cũng được phân phối rộng rãi ở nước ngoài.

Để làm ra Astro Boy, Tezuka phát triển một phong cách hoạt hình giới hạn mà sử dụng ít hình ảnh trên một giây hơn so với hoạt hình đầy đủ thông thường – trước đây mức trung bình là 8, so với mức trung bình sau này là 18. Điều này không chỉ đẩy nhanh tiến độ sản xuất mà còn khiến cho series hoạt hình được khả thi hoá hơn về mặt tài chính cho truyền hình Nhật Bản vốn có thu nhập từ quảng cáo ít hơn nhiều so với đối tác Mỹ và có thể trả ít hơn cho sản phẩm một cách phù hợp nhất.

Sư phát triển này đã tác động rất lớn vào ngành công nghiệp anime với việc sử dụng phong cách hoạt hình hoàn chỉnh của Kenzo Masaoka, hoạ sĩ phim hoạt hình thời trước chiến tranh được ca tụng là “Disney Nhật Bản” nhờ chất lượng tác phẩm của mình. “Ông ấy là người đã dạy những người đã dạy Miyazaki.” – theo lời Jonathan Clements, tác giả của Anime: A History. “Bạn có thể thấy được rất nhiều phả hệ sáng tạo của các doanh nghiệp anime sau ông ấy.”

Toei Animation, có dây mơ rễ má với Animation Film Co. Nhật Bản thời hậu chiến của Masaoka và đã phát hành bộ phim hoạt hình màu đầu tiên của quốc gia này – The Tale of the White Serpent (Truyện về Bạch Xà) năm 1958. Công ty này đã sớm tung ra các anime hạn chế cho thị trường nội địa như Cyborg 009, chương trình robot năm 1968 dựa trên manga của Ishinomori Shotaro – đệ tử của Tezuka, và Space Pirate Captain Harlock, một series năm 1978-79 dựa trên manga của Matsumoto Reiji.

Trong khi đó, Tatsunoko Production, được thành lập vào năm 1963 bởi người đi đầu trong lĩnh vực hoạt hình Yoshida Tatsuo cùng với 2 người anh em khác, đã lập nên một cú hit tầm cỡ quốc tế với Speed Racer năm 1967 – một anime bắt nguồn từ manga của Yoshida.

Nhưng giống như các chương trình hoạt hình giới hạn thay đổi, khuôn khổ đã tạo ra cái mà Clements miêu tả như “Lời nguyền Tezuka”. Ông giải thích rằng Tezuka “quyết định chi trả cho Astro Boy ít hơn chi phí nó để làm ra nó”, và điều này đã trở thành tiêu chuẩn của công nghiệp.

Kết quả, Clements nói thêm, là “không có chương trình TV anime có thể đi vào sản xuất mà không có tài trợ, và điều đó đã hướng bản chất của TV anime kể từ đó. Công ty đồ chơi muốn một linh vật đáng yêu; công ty thu âm muốn đẩy các single mới lên,… Anime được sinh ra từ các thoả hiệp sáng tạo ấy, dù là tốt hay xấu.”

Tương tự manga, TV anime bắt đầu hấp dẫn người xem mọi lứa tuổi. Nổi tiếng lâu nhất là Sazae san, một hoạt hình sitcom dựa trên manga thành công một cách phi thường của Hasegawa Machiko. Bắt đầu vào năm 1969, đây là câu chuyện về nữ chính là một bà nội trợ Tokyo trẻ, và gia đình 3 thế hệ trong những tình huống có vẻ ngớ ngẩn, nhưng lại phản ánh thực tế cuộc sống Nhật Bản thời hậu chiến.

Với đỉnh cao 39.4% vào năm 1979, Sazae san đã thiết lập kỷ lục Guinness về tuổi thọ của bộ phim và vẫn còn đang phát sóng, mặc dù rating đã tụt xuống hàng 8%. “Vẫn thật đáng ngạc nhiên đối với một hoạt hình, nhưng đối với giờ vàng thì không tuyệt cho lắm.” – Clements nói.

Sự sụt giảm của Sazae san phản ánh sự sụt giảm rating chung ảnh hưởng đến ngành công nghiệp TV anime. Một vấn đề chính là thế hệ trẻ Nhật chèo lái sự bùng nổ anime đầu tiên đã thất bại trong việc tạo ra số lượng đủ trẻ em, tức là con và cháu họ. Tỷ lệ sinh – hiện tại là 1.4 trẻ trên 1 phụ nữ – dưới mức thay thế trong nhiều thập kỷ, và mức dân số đã thu hẹp lại. Hiện tại có ít hơn 1 triệu người Nhật so với 5 năm trước.

Ngành công nghiệp này đã cố gắng bù đắp bằng cách sản xuất nhiều chương trình hơn cho người trưởng thành. Vì nội dung của các chương trình này, nên chỉ có thể phát vào khung giờ muộn. Nhưng rating thấp, theo tiêu chuẩn giờ vàng, thường là cũng đồng nghĩa với thu nhập ít hơn cho nhà sản xuất, ngay cả sau khi doanh số của DVD box set và quyền phát sóng nước ngoài là yếu tố trong.

Mặc cho các mặt tiêu cực này, Clements tin rằng ngành công nghiệp đang “bùng nổ, đại loại thế”. Lý do: “Có nhiều tiền trôi nổi trong các thùng loa kỹ thuật số. Netflixes và Amazon trả tiền cho nội dung thư viện TV, điều đó có nghĩa là những nhà thầu sẽ chuẩn bị đưa giá lên, và điều đó tốt cho người bán hàng.”

Và anime vẫn là thể loại chương trình truyền hình chủ yếu, nếu người ta không xem nhiều vào giờ vàng. Vào tháng 10, khi mùa mới bắt đầu ở Nhật Bản, 34 chương trình hoạt hình sẽ ra mắt trên đài truyền hình NHK và 5 mạng lưới lớn quốc gia. Thêm vào đó, 23 chương trình sẽ nói lời tạm biệt trên MX Tokyo và những kênh độc lập khác.

Nhiều anime kể trên nằm trong mục đêm khuya, trong khi một số khác lại là phát lại của các series cũ hoặc đang phát, ví dụ như anime về đấu vật chuyên nghiệp Tiger Mask W là từ chương trình kinh điển Tiger Mask được phát sóng từ 35 năm trước. Những thứ nổi tiếng như đồ chơi Heybot, game Magic of Stellar, app manga The Numbers, light novel Gi(a)rlish Number,… đều đã truyền cảm hứng cho các chương trình mới, trong khi các nguồn và manga truyền thống vẫn đang tạo ra phần lớn các TV anime mới, ví dụ như anime chủ đề thể thao All Out.

Các chương trình nổi tiếng nhất trong số này có thể được dựng thành movie, nhưng những anime đứng đầu các phòng vé, từ năm này sang năm khác, có xu hướng trở thành series, như Doraemon, Pokemon, Detective Conan, và One Piece, được sản xuất nhiều trong các thập kỷ. Cho dễ hiểu, ví dụ như One Piece được dựng thành Movie 1, Movie 2, và gần đây nhất là Movie 13 One Piece Gold.

Kết quả hình ảnh cho one piece gold poster

Một ngoại lệ: Your Name của Makoto Shinkai. Dựa trên câu chuyện và kịch bản nguyên gốc của Shinkai, câu chuyện fantasy lãng mạn này nói về một cô bé và cậu bé tuổi teen bị hoán đổi giới tính trong giấc mơ của họ. Bộ phim đã thu về 17.6 tỷ yên (hơn 3833 tỷ đồng) kể từ 27 tháng 8. Cho đến đầu tháng 10, bộ phim vẫn dẫn đầu tại các phòng vé.

Shinkai, 43 tuổi, vẫn còn ấp ủ nhiều bộ phim, cũng như những người kế thừa khác của Hosoda Mamoru (The Boy and the Beast), Hideaki Anno (series Evangelion), và Yonebayashi Hiromasa – đạo diễn của bộ phim mới đây nhất của Ghibli là When Marnie Was There năm 2014.

Nhật Bản có thể chùn bước, nhưng ngành hoạt hình Nhật Bản vẫn sẽ trường tồn. Sẽ như thế nào vào năm 2117 nhỉ? Thời gian sẽ trả lời tất cả!!!

What do you think?

Your Name lọt vào top những bộ phim có doanh thu cao nhất tại Nhật Bản với vị trí thứ 7

Những bộ Anime Trung Quốc đáng xem Nhất 2016