Jake hỏi:
“Có một điều gần đây tôi phải suy nghĩ nhiều, có ai từng thắc mắc lý do tại sao anime không thường nói về tình hình chính trị Nhật Bản không? Ở Mỹ, có vẻ như chúng ta có đủ loại chương trình theo chủ đề chính trị từ nghiêm túc cho đến hài hước. Ngay cả trong manga, một trong những tác phẩm theo chủ đề chính trị mà tôi biết là Eagle của Kaiji Kawaguchi ,nói về chính trị Mỹ. Nó là một tác phẩm chứa đựng nhiều vấn đề để bình luận kèm theo một cốt truyện thú vị và nó đã “xưa còn hơn Trái Đất” rồi, đến giờ tôi vẫn chưa thấy một bộ có nội dung tương tự. Đây có phải là một chủ đề không phổ biến hoặc một điều cấm kỵ gì đó mà không ai dám đề cập đến ?”
Bạn nói đúng, chính trị không phải là một chủ đề mà anime thường tấn công trực tiếp. Tuy nhiên, có rất nhiều Anime khai thác các khía cạnh khác nhau về mặt chính trị, chẳng hạn như những câu độc thoại gợi lên những luận điểm về chủ đề của Mamoru Oshii ( Patlabor , Ghost in the Shell , Jin-Roh ), hoặc những châm biếm ngớ ngẩn nhưng cũng vô cùng thâm thúy của Katsuhiro Otomo (Roujin Z , Memories : Stink Bomb ), hoặc phong cách mỉa mai chính trị/lịch sử qua một nhóm nhân vật (Fullmetal Alchemist , Angel Cop ).
Nhưng một Anime đầy đủ về chính trị? Tôi chỉ có thể nghĩ về Sanctuary – một one-shot OVA từ năm 1996 dựa trên seinen manga của Ryoichi Ikegami và Sho Fumimura. Câu chuyện về hai người Nhật trẻ tuổi sống sót sau trận chiến với Campuchia, hai người họ phải thực hiện một hiệp ước buộc tham gia vào việc hệ thống lại cơ cấu quyền lực của Nhật Bản và chỉ có một lựa chọn duy nhất: kiểm soát thông qua con đường của yakuza và dưới quyền lực chính trị gia. Là một trong những tác phẩm Ikegami, nó chứa đựng nội dung khá tối: Tôi nhớ có một cảnh trong đó một chính trị gia trung niên là một trong 2 nhân vật chính trên chia sẻ một cuộc trò chuyện đầy thân thiện, bất chợt, người đó lôi một người phụ nữ bất tỉnh ra khỏi tủ quần áo của mình và nói, ” Đây, hãy chia sẻ người phụ nữ này với tôi.
Dù sao, Viz đã thực sự cho phát hành bộ anime và manga của Sanctuary trong thời đại đỉnh cao của băng VHS, và nó thú thật, nó nổi như cồn! Vì vậy, các bản được bán ra cho đến nay đã trở thành những phiên bản hiếm nhất thời đại. Nó không phải là một chương trình khủng khiếp, nhưng nó đánh mạnh vào thực tế và sự khai thấc hiện thực trần tục như thế chỉ đơn giản là không thích hợp cho anime. Góc nhìn của các nhân vật hơi ngu si đần độn, các nhân vật thì được thiết kế xấu xí, và thường có rất ít chỗ cho sự hài hước. Yakuza, Bosozoku và vấn đề quân sự thực tế không thể thu hút nhiều khán giả như các chủ đề khác, đặc biệt là với Otaku.
Anime thu hút mọi giới tính và lứa tuổi, và nhóm fan lớn nhất là nhóm trẻ ( từ 10-18 tuổi), hầu hết các fan hâm mộ ở cả Nhật Bản và Mỹ là những thanh thiếu niên và người lớn trẻ tuổi. Chính trị không phải là một chủ đề nên đề cập thường xuyên trước lứa tuổi này. Thường thì họ thích bị hút theo một cốt truyện lạ, huyền ảo, thú vị, dễ hiểu hơn, hoàn toàn thoát ly khỏi thực tại, cho nên nếu có cố gắng nhồi nhét chủ đề này vào manga hay anime thì bảo đảm doanh thu sẽ xuống dốc trầm trọng.
Thực tế, có rất nhiều truyện tranh về chính trị. Có nhiều cái tên được yêu thích như House of Cards. (Eagle của Kaiji Kawaguchi là chỉ đơn thuần được biết đến bởi các fan phương Tây vì nó đặc biệt đề cập đến nền chính trị Mỹ.) Họ có xu hướng đưa nó lên các tạp chí nhằm “có tư liệu để đăng”, một seinen manga ngập trong hiện thực trần tục. Nói cách khác, họ đang làm ” xấu mặt” anime/manga. Manga này phục vụ cho một nhóm người xem rất cụ thể, và đó không phải là thứ mà ai ai cũng có thể yêu thích.
Manga chính trị, và phương tiện truyền thông chính trị thực sự của Nhật Bản nói chung có xu hướng được rất đặc biệt và vô hại: các công ty truyền thông Nhật Bản cố ý tránh xa các tranh cãi. Trong khi lệnh cấm châm biếm đã được dỡ bỏ sau khi thế chiến thứ hai, vẫn có một sắc lệnh chính thức về châm biếm chính trị.
Châm biếm chính trị trong Manga/Anime có xu hướng kể lại những giai thoại thú vị, thêm một chút yếu tố hài hước nhẹ như trò chơi chữ và tránh “đập thẳng” vào chính trị thực tế. Trong khi phim hoạt hình chính trị khai thác một cách sắc bén hơn và báo cáo những gì đang thực sự xảy ra, thông một hành động của một cá nhân hoặc bên ngoài của những gì được in trên các tạp chí trong phim.
Seinen manga thường không hấp dẫn người hâm mộ anime truyền thống, và sự miễn cưỡng của các công ty truyền thông Nhật Bản mỗi khi đề cập về chính trị, không chỉ đơn giản là xếp chồng chéo thực tại và anime. Thành thật mà nói, điều duy nhất tôi có thể thấy về các anime theo hướng chính trị là nếu nó nói về một cô gái dễ thương, cố gắng bước vào giới chính trị gia, đáng yêu và một chút vụng về, tuy mọi việc đều rất khó khăn nhưng cô vẫn cố gắng hết mình!