in

“Kabaneri of the Iron Fortress” có phải anime nhái “Attack on Titan” ?

Kể từ ngày ra mắt, “Kabaneri of the Iron Fortress” đã nhận được nhiều ý kiến cho rằng nó là phiên bản 2 của “Attack on Titan”. Có phải thật vậy không ? Chúng ta cùng phân tích nhé.

Một đất nước bị tàn phá bởi lũ quái vật sống dai chuyên giết con người, đẩy loài người phải dựng những thành phố với những bức tường kiên cố để sinh tồn. Và rồi thảm họa xảy ra, lũ quái vật tràn vào thành phố loài người, rồi có một vị cứu tinh được cho là vũ khí tối thượng cứu loài người khỏi sự diệt vong. Cậu ta phải vừa kiểm soát con quái vật bên trong mình vừa đánh lại lũ quái vật ngoài kia giành lại thế giới cho loài người.

…Đó không phải “Attack on Titan phần 2 đâu. Studio Wit – cha đẻ của anime “Attack on Titan”,  và Tetsuro Araki hiện tại đang hoàn thành bộ anime mang tên “Kabaneri of the Iron Fortress”, nếu nhìn vào phần đầu, ta có thể thấy anime này rất giống với bối cảnh của “Attack on Titan”, đó là lí do nó được nhiều người cho là “Attack on Titan phiên bản Zombies”, nhưng bản thân nó sau đã phát triển theo một hướng khác, chúng ta cùng xem xét nhé.

 

1 – Thế giới trong anime :

Thế giới của “Attack on Titan” rất đông đúc và tỉ mỉ, nó phần nào giống những thành phố trung cổ được trau chuốt với những lâu đài, tòa tháp,…Ở đó, dân cư đông đúc, người người tuyệt vọng.  Sau 25 tập, chúng ta có thể hiểu khá chi tiết về những điều diễn ra sau những bức tường thành phố đó. Có thể tóm gọn thế giới của “Attack on Titan” trong một từ – “màu nâu”. Ta có thể thấy, tất cả đều dính dáng đến màu nâu, nhà màu nâu, đồng phục màu nâu,…Ngoài ra màu xám của bùn đất và màu xanh thầm của rừng cũng tạo nên sự quen thuộc cho “Attack on Titan”.

 

Thế giới trong “AoT” cũng mang vẻ gì đó khắc nghiệt, như Mikasa nói :”Thế giới này rất ác độc.”, có lẽ đó là lí do người thiết kế đã chọn những màu khá cổ điển, ảm đạm cho “AoT”. Các nhân vật chính cũng được xây dựng nên với kiểu mẫu anh hùng : cơ bắp, khỏe khoắn,… cùng với cảm xúc bộc lộ mãnh liệt. “AoT đã dùng một thế giới xấu xí để tăng thêm vẻ mạnh mẽ, hình sự cho câu chuyện. Dù sao, vẻ đẹp cổ điển của nó rất có sức mê hoặc.

Khác với “AoT”, “Kabaneri of the Iron Fortress” lại có gì đó giống với cảnh phim của Studio Ghibli, nó có nét lộng lẫy khác biệt.

“Kabaneri of the Iron Fortress” bộc lộ vẻ suy tàn và tuyệt vọng của riêng nó bằng cách tạo ra một nơi như địa ngục đỏ lửa, nó ảo hơn “AoT”, nó mang vẻ đẹp của thể loại khoa học viễn tưởng, steampunk. Thế giới trong “Kabaneri” vẫn có những màu sắc tươi sáng, bầu trời xanh, kimono hồng, kể cả màu tím của zombies hay màu đỏ cam của máu. Sự kết hợp màu sắc trong anime rất lộng lẫy, tạo nên sự mới mẻ cho một anime nói về thảm họa của con người.

Nhân vật của “Kabaneri” cũng có vẻ thân thiện, nhu mỳ hơn dàn nhân vật của “AoT”. Do đó vẻ tuyệt vọng bao trùm thế giới của anime này cũng không mạnh như “AoT”. Tóm lại, thế giới “Kabaneri” tươi sáng hơn với những nhân vật lạc quan hơn.

2 – Vị cứu tinh :

 

Eren Jaeger mới 15 tuổi, cậu có tính cách nóng nảy và thiếu thận trọng, nhưng lại rất tốt bụng và có quyết tâm lớn. Trong cả series, Eren lúc nào cũng mang trách nhiệm rất nặng, dù kỹ năng cũng như thể lực (khi ở dạng người) không phải là số 1 trong đội nhưng Eren luôn chiến đấu đến khi hoàn toàn kiệt sức. Eren có vũ khí bí mật đó là khả năng chuyển thành Titan nhưng lại không thể kiểm soát, chưa đủ khả năng để kiểm soát dẫn đến cậu thất bại lần này đến lần khác. Suy cho cùng, đến hết season 1, Eren mới chỉ tính là có tiềm năng trở thành vị cứu tinh, anh hùng của loài người. Dẫn đến cậu chưa thể bảo vệ được những người xung quanh, khiến bản thân cậu tự thất vọng, cả anime tràn ngập nỗi đau thương.

Đến Ikoma của “Kabaneri”, anh là một thanh niên chứ không giống Eren – thiếu niên 15 tuổi, anh cũng là một nerd chính hiệu.

 

Ikoma thông minh và chín chắn hơn. Đây là một nét đặc biệt của anime này – một người hùng xuất thân là một con mọt sách với chiếc kính dày cộp. Ikoma cũng không hoàn hảo, anh rất thiếu kỹ năng xã hội cũng như lúc nào cũng khăng khăng giữ ý kiến trong những cuộc cãi vã, nhưng anh là một người có lòng trắc ẩn, cùng với tài năng được trau dồi qua nhiều năm, không như Eren – chỉ vừa bộc phát năng lực. Ikoma vốn là một kỹ sư, tự học nghiên cứu sinh học với vốn kiến thức nghiệp dư với mong muốn tìm ra thuốc chữa cho dịch bệnh zombies (lại đồng thời chế tạo ra vũ khí giúp loài người) – tóm lại là tài năng, giỏi giang, ngoài ra, Ikoma không quá suy sụp, tổn thương tâm lí như Eren, vẫn có nét tính cách tưng tửng hài hài. Ikoma dễ khiến người ta tin tưởng hơn là Eren. Còn Eren lại mang đến cảm giác rất bi tráng, epic.

Đó là điểm khác nè, cũng là hai điểm tạo nên sức hấp dẫn riêng cho 2 anime.

3 – Cảm nhận :

“Attack on Titan” có vẻ kinh dị tàn nhẫn hơn, cả anime tập nào cũng thấy bi thương.

 

Mỗi ngày trong thế giới Titan là một ngày loài người vật lộn chống lại tử thần, cố gắng để được tồn tại trên đời trước đã. Có khi Titan chưa ăn người, con người đã tự giết nhau để chiếm lấy một cơ hội sinh tồn. Lại có những âm mưu, mệnh lệnh mà giới thống trị ban xuống để giết bớt người đi, lấy cơ hội sống sót cho kẻ khác. Sinh ra từ một môi trường như thế, các nhân vật cũng hiểu được cái khắc nghiệt của thế giới, nỗi đau của việc tồn tại. Nhưng mà, chẳng phải vẻ đẹp và giá trị của “AoT” chính là ở đó sao ? Giống như Mikasa nói “Thế giới này rất độc ác, nhưng cậu vẫn có thể tìm ra cái đẹp bên trong nó.” Dù sau này, nếu loài người có thật sự giành chiến thắng, họ có lẽ chẳng thể vui được trước những mất mát do Titan và chính họ gây ra, tàn nhẫn mới khiến con người ta hiểu được giá trị của sự sống, của cuộc sống bình yên.

Còn trong “Kabaneri of the Iron Fortress”, bạn sẽ không phải lo lắng về việc chứng kiến đau thương của loài người, vì những pha giết zombies vô cùng kích thích. Cho dù những cuộc chiến có khốc liệt đến đâu, “Kabaneri” vẫn mang tinh thần phiêu lưu hơn là kinh dị tàn nhẫn.

Có đủ loại quái : hulk-zombies, samurai zombies, quái vật titan làm từ hàng triệu zombies,…nó giống như quái trong game tương ứng với các level của những chiến binh. Mumei, Ayame, và những người khác nữa giống như những người hùng trong phim Hollywood, họ bằng cách nào đó luôn tránh được những cái chết thảm khốc như trong “Attack on Titan”. Nhưng không có nghĩa “Kabaneri” không có dấu tích của những pha nguy hiểm. Anime cũng tràn ngập những pha hành động thót tim, nhưng kết quả chiến đấu cũng đã mắt. Các mối nguy hiểm cứ lớn dần qua các tập phim, tương ứng là những thử thách mới, nhưng tôi không nghĩ sẽ có một nhân vật quan trọng nào đó chết đâu. Dù có độ máu me cao hơn, nhưng “Kabaneri” không tàn khốc bằng “AoT”. Nó giống một cuộc phiêu lưu hơn là một cuộc sinh tồn.

Như vậy, có thể thấy “Attack on Titan” và “Kabaneri of the Iron Fortress” mang lại những trải nghiệm rất khác biệt cho người xem. Vậy nên liệu phân biệt đối xử với “Kabaneri” chỉ vì phần bối cảnh tương đồng với “AoT” có công bằng ? Theo tôi, “Kabeneri of the Iron Fortress” không phải anime nhái lại “Attack on Titan”. Còn ý kiến của các bạn ? :))

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GIPHY App Key not set. Please check settings

One Comment

What do you think?

7 lí do bạn nên xem Subete Ga F Ni Naru: The Perfect Insider

Chiêm Ngưỡng Bộ Ảnh “Khi Mạng Xã Hội Trở Thành Nhân Vật Anime”.