Đã có rất nhiều tranh cãi diễn ra về thuật ngữ “Anime Trung Quốc” và sự trỗi dậy của ngành sản xuất phim hoạt hình Trung Quốc. Vậy liệu có một ngày Trung Quốc có thể vượt mặt được Nhật Bản trong lĩnh vực này?
Yoshitada Fukuhara là một trong những người góp sức tạo nên sự thành công ngoài mong đợi của “Hit” Kemono Friends. Ở tuổi 37 – Fukuhara được xem như một ngôi sao sáng mới nổi trong ngành… Và nhà sản xuất trẻ tuổi này mới đây đã khiến người hâm mộ dậy sóng khi cho rằng chỉ trong vòng 3 năm nữa thôi ngành sản xuất phim hoạt hình Trung Quốc sẽ vượt mặt Nhật Bản. Cụ thể, trên Twitter của mình, Fukuhara viết:
[su_quote]Mặc dù ngành công nghiệp sản xuất phim hoạt hình ở Trung Quốc chỉ mới ở bước đầu. Nhưng tôi tin rằng 3 năm tới họ sẽ vượt qua chúng ta trong việc sản xuất, và 5-10 năm tới sẽ vượt qua chúng ta về mặt chuyên môn.[/su_quote]
Trong vòng hai năm trở lại đây, Trung Quốc đã ngày càng đầu tư nhiều vào lĩnh vực sản xuất phim hoạt hình với hàng loạt các dự án “tự làm” và “hợp tác sản xuất” với Nhật Bản để phục vụ chủ yếu tại thị trường nội địa. Các dự án nổi bật như Hitori no Shita: The Outcast, Reikenzan: Hoshikuzu-tachi no Utage, và Gin no Guardian đã được đánh giá thuộc dạng “Hit trung bình” tại Trung Quốc và Nhật Bản.
Mặc dù việc đầu tư từ các quốc gia khác hay hợp tác sản xuất không phải là điều mới mẻ, nhưng theo Fukuhara các dự án hợp tác với Trung Quốc này không đem lại lợi ích Nhật Bản. Việc hợp tác sản xuất chẳng khác gì tạo ra lớp học lâu dài chất lượng để các nhà làm phim hoạt hình Trung Quốc nâng cao chuyên môn và nắm bắt được những kỹ thuật sản xuất phim “xịn”.
Doanh thu của Anime Nhật Bản ở thị trường tỷ dân này chủ yếu đến từ việc phát sóng trực tuyến và việc bán bản quyền. Vậy nên, nếu các nhà sản xuất Trung Quốc có thể tự làm ra những bộ phim có chất lượng ngang bằng hoặc thậm chí là tốt hơn các bộ anime của Nhật thì rất có thể “phần” trong “miếng bánh béo” này của Nhật sẽ bị giảm đáng kể thậm chí là còn rất ít.
Fukuhara tin rằng hầu hết người hâm mộ và cả ngành công nghiệp đang xem Nhật như là “Chúa tể của Ngành sản xuất phim hoạt hình”, dẫn đến việc họ đánh giá thấp khả năng và mức độ tăng trưởng của Trung Quốc. Fukuhara lập luận rằng việc “thần thánh hóa” này sẽ gây tổn hại đến ngành công nghiệp Anime Nhật Bản theo hai hướng:
- Việc thần thánh hóa khiến các nhà sản xuất phim hoạt hình Nhật tự mãn và tạo ra cơ hội cho Trung Quốc khai thác.
- Tồi tệ hơn, Fukuhara cho rằng Nhật Bản đang đắm chìm “trong giấc mộng vàng son của sự thành công trong quá khứ”. Fukuhara tin rằng có rất ít giá trị được tạo ra trong vòng 30 năm qua và chúng không có hiệu quả như Sailor Moon, Dragon Ball, và những sản phẩm đầu tay của Studio Ghibli.
Cuối cùng, khán giả sẽ cảm thấy mệt mỏi với các sản phẩm phái sinh mà ngành công nghiệp Anime hiện tại đang bơm ra và Fukuhara cảnh báo rằng Trung Quốc có thể “lấp đầy những khoảng trống đó”. Fukuhara nói rằng điều quan trọng đối với anime là phát triển thành một “hình thức nghệ thuật tinh vi”, nuôi dưỡng các “nghệ sĩ” và ngừng “bắt chước” của nhau. Mặc dù Fukuhara không đưa ra dẫn chứng cho lập luận này của mình nhưng chúng ta có thể thấy xu hướng “incest incest step” của Eromanga-sensei, A Sister’s All You Need và OniAi. Tất cả chúng đều bắt chước một mô típ “một tác giả light novel – một cô em gái – và một mối quan hệ chung huyết thống”.
Trong bối cảnh ảm đạm hiện nay, các ngành công nghiệp hùng mạnh ngày xưa của Nhật Bản đang mất đi vị thế. Ngành công nghiệp chế tạo ô tô và đồ điện tử được xem như hàng “tốt nhất” trong những năm thuộc thập kỷ 80 nhưng bước sang thập niên 90, đứng trước sự cạnh tranh mạnh mẽ, Nhật Bản đã không giữ được vị thế của mình. Duy chỉ có những ngành công nghiệp mềm như sản xuất anime – thực phẩm là vẫn giữ được vị thế, nhưng hai ngành công nghiệp này cũng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Do vậy, ông hy vọng rằng ngành công nghiệp này có thể thay đổi trong vòng 10 năm tới để Nhật Bản có thể đứng vững trên đỉnh cao.